ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Lượt xem:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Thực hiện kế hoạch số 01/KH-TCM Kế hoạch hoạt dộng chuyên môn năm học 2018 – 2019 ngày 08 tháng 9 năm 2018 của Tổ Xã hội trường THPT Phan Đình Phùng;
Căn cứ vào nghị quyết của Tổ Xã hội tường THPT Phan Đình Phùng tháng 4 năm 2019.
- Mục đích, yêu cầu
Nhằm đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các bộ môn xã hội của Tổ Xã hội trường THPT Phan Đình Phùng trong giai đoạn dạy học hiện nay.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh là chuyển từ việc giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên với học sinh theo hướng cộng tác. Để thực hiện đước điều đó yêu cầu các giáo viên phải đưa ra được các phương pháp dạy học theo chiều hướng mở (luôn đặt câu hỏi, tình huống có vấn đề để kích thích sự tò mò, tìm hiểu của học sinh), về phía học sinh cần chủ động tiếp thu kiến thức.
- Thời gian, địa điểm thực hiện
Tháng tư vừa qua, tổ Xã hội đã tổ chức thao giảng đổi mới phương pháp dạy học bộ môn xã hội (Lịch sử và GDCD) theo định hướng phát triển năng lực tại trường THPT Phan Đình Phùng, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông. Các giáo viên Hoàng Thị Yến – bộ môn Ngữ văn, giáo viên Nguyễn Văn Dũng – bộ môn Lịch sử, giáo viên Hoàng Minh Hải – bộ môn GDCD đã trực tiếp đứng lớp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh.
- Phương pháp thực hiện
Trong các tiết học, các thầy cô đã phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin…), trên cơ sở đó trau dồi các tính cách linh hoạt, độc lập, sáng tạo của học sinh.
Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn…
- Kết quả đạt được
Qua các tiết dạy, các thầy cô đã có những phương pháp truyền tải rất tích cực, sáng tạo và hiệu quả. Các em học sinh đã chủ động lĩnh hội được các kiến thức theo mục tiêu bài giảng. Qua các tiết học này các em học sinh có cảm giác rất thoải mái, không bị gò bó áp lực như một số phương pháp, cách thức truyền đạt “truyền thống”. Đây cũng chính là những nội dung mới mà cán bộ, giáo viên đang rất cần trang bị để chuẩn bị hành trang đón nhận Chương trình Giáo dục Phổ thông mới sau này.
Một số hình ảnh hoạt động của HS trong giờ học
Người viết: Nguyễn Văn Dũng